Tải Sâm Lốc ZingPlay - Công ty trách nhiệm hữu hạn

Trung cấp Hàn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề: Hàn
Mã ngành, nghề: 5520123
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.
Thời gian đào tạo: - Người học tốt nghiệp THCS hoặc tương đương phải tích lũy đủ 17 môn học, môđun và các môn văn hóa bổ trợ hoặc 60 tín chỉ hoặc 02 năm.
- Người học tốt nghiệp THPT hoặc tương đương phải tích lũy đủ 17 môn học, môđun  hoặc 45 tín chỉ hoặc 1,5 năm (không phải học các môn học văn hóa bổ trợ).
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Hàn trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp chuyên ngành Hàn; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
1.2.1. Kiến thức:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ hàn để vận dụng vào việc tính toán kết cấu hàn, các vật liệu sử dụng trong nghề Hàn, xác định chế độ hàn và các công việc khác của người thợ hàn.
- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề Hàn.
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
1.2.2. Kỹ năng:
- Hàn các mối hàn và kết cấu hàn thông dụng chế tạo từ các vật liệu thường dùng trong công nghiệp và dân dụng bằng các phương pháp hàn thủ công, bán tự động và tự động đạt yêu cầu kỹ thuật, theo quy trình hoàn chỉnh, tiết kiệm và an toàn.
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin.
- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.  
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.
- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ trung cấp nghề Hàn, học sinh có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại các cơ quan chuyên ngành hoặc tại các doanh nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, xưởng sản xuất.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng các môn học, mô đun: 17 môn học, mô đun và kiến thức văn hóa dành cho học sinh THCS.
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa 60 tín chỉ kể cả các môn văn hóa bổ trợ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ
- Khối lượng các môn học văn hóa bổ trợ: 250 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 855 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun tự chọn: 90 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 489 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 881 giờ.
3. Nội dung chương trình:

MÃ MH, MĐ Tên môn học, mô đun Tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 10 210 106 88 16
MH01 Chính trị 2 30 22 6 2
MH02 Pháp luật 1 15 10 4 1
MH03 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3
MH04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 45 28 13 4
MH05 Tin học 1 30 13 15 2
MH06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 3 60 30 26 4
II Học kiến thức văn hóa bổ trợ
 
(Có biểu chi tiết riêng)
15 250 206 40 4
III Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc 31 855 147 695 13
III.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 7 150 57 90 3
MH07 Vẽ kỹ thuật cơ khí, dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 4 90 28 60 2
MH08 Vật liệu cơ khí và kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động 3 60 29 30 1
III.2 Các môn học, mô đun chuyên ngành 24 705 90 605 10
MĐ09 Chế tạo và gá lắp phôi hàn 4 105 15 88 2
MĐ10 Hàn hồ quang tay cơ bản 4 105 15 88 2
MĐ11 Hàn hồ quang tay nâng cao 3 75 15 59 1
MĐ12 Hàn  MIG/MAG cơ bản 3 75 15 59 1
MĐ13 Hàn  MIG/MAG nâng cao 2 45 15 29 1
MĐ14 Hàn TIG 3 75 15 59 1
MH15 Thực tập sản xuất  5 225   223 2
IV Tên môn học, mô đun tự chọn 
(chọn 2 trong 4 môn học mô đun)
4 90 30 58 2
MĐ16 Hàn khí 2 45 15 29 1
MĐ17 Hàn đắp 2 45 15 29 1
MĐ18 Hàn vẩy 2 45 15 29 1
MĐ19 Kiểm tra chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế 2 45 15 29 1
Tổng cộng 60 1405 489 881 35
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình  
               
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của Nhà trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo.
* Thời gian khóa học:
- Đào tạo theo niên chế (2 năm)
Thời gian khóa học bao gồm: Thời gian học tập và thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần; thời gian ôn và thi tốt nghiệp. (Trong đó thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành); thời gian cho các hoạt động chung (Bao gồm thời gian khai giảng, bế giảng, sơ tổng kết năm học; nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, lao động và dự phòng).
- Đào tạo theo tín chỉ
Thời gian khóa học là thời gian người học tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo bao gồm thời gian học tập (Bao gồm thời gian thực học, thời gian chuẩn bị cá nhân, thời gian kết thúc mô đun, học phần)và thời gian cho các hoạt động chung(Bao gồm thời gian khai giảng, bế giảng, sơ, tổng kết năm học; nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, lao động và dự phòng).
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
*  Đối với đào tạo theo niên chế:
- Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện dự thi sẽ được dự thi tốt nghiệp.
- Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Chính trị, Lý thuyết nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp
+ Thi môn chính trị
Thi môn chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết tự luận với thời gian 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút.
Kế hoạch thi môn chính trị do hiệu trưởng quyết định và phải được thông báo cho người học nghề biết trước 15 ngày trước khi tiến hành tổ chức thi.
+ Thi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
Thi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gồm thi lý thuyết nghề nghiệp và thi thực hành nghề nghiệp.
+ Thi lý thuyết nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thi viết (tự luận hoặc trắc nghiệm) với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
+ Thi thực hành nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng trung cấp theo quy định.
- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp và phải tích lũi đầy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Người học khi đã tích lũy đủ số tín chỉ theo yêu cầu phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.